Coelogyne mooreana |
Thông thường tất cả các loài lan cũng như các
loài cây khác đều trải phải qua 4 thời kỳ hay giai đoạn cần thiết như sau:
1. TĂNG
TRƯỞNG (growing period)
Vào mùa Xuân, lan thường ra
hoa, mọc mầm non, và rễ cây bắt đầu mọc. Đây là thời gian thích hợp nhất để
thay chậu, vì chậu cũ đã chật hay vật liệu trồng đã mục nát. Khi thay, nên dùng
chậu mới và lớn hơn để lan có thể mọc trong 2 năm. Nên nhớ lan Dendrobium và
nhiều giống nguyên thủy ưa chậu chật hẹp và không ưa thay chậu. Vật liệu trồng
lan cần chọn thứ lâu mục và ngâm nước tối thiểu 24 giờ, nếu là vỏ dừa hay sơ
dừa cần ngâm nhiều ngày và nhiều lần (Xin xem bài "Trồng lan bằng
gì?" và "Thay chậu ra sao?"). Vào giai đoạn này tiết trời ấm áp,
ánh nắng chan hòa, cây cần nhiều nước và phân bón. Nếu cung cấp đầy đủ mầm non
sẽ tăng trưởng mạnh mẽ cho hết mùa Hạ và có thể sang tới đầu mùa Thu.
Tưới Nước
Tưới Nước
Khi mầm non mọc cao chừng 10
phân, chúng ta nên tưới mỗi tuần 1 lần nếu nhiệt độ trên 65-70°F hay 18-21°C,
và tưới mỗi tuần 2 lần khi nhiệt độ trên 75-80°F hay 24-27°C. Vào mùa Hè cây
non đã cao lớn lại cần nhiều nước và phân hơn nữa cho nên có thể tưới 3 lần một
tuần hoặc có thể tưới nước hàng ngày khi nhiệt độ lên tới 90-100°F hay 32-38°C.
Khi này nên tưới vào ban đêm để cho rễ cây và thân lá được mát mẻ, không bị ánh
nắng hâm nóng và làm cho nước bốc hơi mau lẹ và tăng thêm độ ẩm lâu dài.
Phân Bón
Phân Bón
Vào thời kỳ này nên dùng phân
30-10-10 hàng tuần cho cây mọc mạnh. Nên biết rằng trong phân bón gồm có các
chất theo thứ tự trước sau:
30- Nitrogen (N) chất đạm, tốt cho thân,
10- Phosphorus (P) chất lân, tốt cho hoa, trái.
10- Potassium (K) chất pô tát, tốt cho rễ củ.
Nếu ít cây, nên dùng 15-15-15 hay 20-20-20 cho giản tiện. Nên nhớ, bón quá nhiều cây sẽ bi cháy lá, còi cọc hay có thể chết. Chỉ nên dùng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Những vườn lan thương mại trồng lan trong nhà kính, có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo ý muốn cho nên thường bón phân tối đa. Cũng vì lẽ đó khi chúng ta mua lan về, năm sau khó lòng có hoa nhiều và đẹp như họ. Một phần nào cũng vì sự bón phân quá mạnh đã làm cho cây bị kiệt sức.
Thiếu nước, phân bón và ánh sáng thân lá lan sẽ xanh tươi, mềm mại và không lớn được, một vài loài như Oncidium, Miltonia, Odontoglossom, Paphiopedilum cần phải giữ cho rễ luôn luôn ẩm ướt, nếu để rễ quá khô lá cây sẽ bị chun lai, cây sẽ bị thui chột rất khó phục hồi.
2. NGỦ NGHỈ (dormancy period)
30- Nitrogen (N) chất đạm, tốt cho thân,
10- Phosphorus (P) chất lân, tốt cho hoa, trái.
10- Potassium (K) chất pô tát, tốt cho rễ củ.
Nếu ít cây, nên dùng 15-15-15 hay 20-20-20 cho giản tiện. Nên nhớ, bón quá nhiều cây sẽ bi cháy lá, còi cọc hay có thể chết. Chỉ nên dùng ¼ hay ½ thìa cà phê gạt cho 4 lít nước. Những vườn lan thương mại trồng lan trong nhà kính, có thể kiểm soát được nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm theo ý muốn cho nên thường bón phân tối đa. Cũng vì lẽ đó khi chúng ta mua lan về, năm sau khó lòng có hoa nhiều và đẹp như họ. Một phần nào cũng vì sự bón phân quá mạnh đã làm cho cây bị kiệt sức.
Thiếu nước, phân bón và ánh sáng thân lá lan sẽ xanh tươi, mềm mại và không lớn được, một vài loài như Oncidium, Miltonia, Odontoglossom, Paphiopedilum cần phải giữ cho rễ luôn luôn ẩm ướt, nếu để rễ quá khô lá cây sẽ bị chun lai, cây sẽ bị thui chột rất khó phục hồi.
2. NGỦ NGHỈ (dormancy period)
Vào mùa Thu, cây ngưng tăng
trưởng cần dưỡng sức để chuẩn bị ra nụ. Quan sát kỹ lưỡng chúng ta sẽ thấy vào
thời gian này rễ không mọc nữa. Tùy theo loài lan, thời kỳ này có thể kéo dài
từ giữa mùa Thu cho đến giữa hoặc hết mùa Đông. Trong thời kỳ này chúng ta cần
phải thay đổi phân bón và bớt tưới nước. Nên nhớ rằng những cây lan nguyên thủy
cần ít phân bón và cần it chất đạm hơn những cây lan đã lai giống.
Đây là thời kỳ chuẩn bị để ra hoa, nếu dùng phân bón 30-10-10 nên đổi sang loại có chỉ số Nitrogen thấp như 10-30-20 hay 10-50-20. Nếu dùng phân 20-20-20 hay 15-15-15 không cần phải thay đổi. Nếu vẫn bón nhiều phân có nhiều chất đạm, Nitrogen (N) cao, tưới nhiều nước, cây lan sẽ bị thối rễ, lá sẽ bị rụng và nụ hoa sẽ bị thui. Vào giai đoạn này cây lan cần có nhiều cần có nhiều chất Phosphorus để cho nhiều hoa và không cần đến nhiều lá hay Nitrogene nữa.
Nếu chúng ta vẫn cứ bón với phân 30-10-10, cây sẽ tiếp tục ra lá và mọc thêm cây con (keiki, plantlets) trường hợp này thường thấy ở các loài Dendrobium, Phalaenopsis. Còn các loài khác như Cattleya, Cymbidium, Oncidium v.v... có thể sẽ ra mầm non, những cây non này ra trái mùa này sẽ không mạnh khỏe, èo uột không lớn được và khó lòng có hoa, những mầm này nên cắt bỏ.
Bớt tưới nước nhưng không có nghĩa là để quá khô làm cho củ bẹ nhăn nhúm lại. Thời gian này cần phải tăng thêm độ ẩm. Chúng ta khó lòng tưới bón tất cả các loài lan giống y như nhau. Những giống lan rụng lá khi ra hoa như Dendrobium anosmum, Den. aphyllum v.v... lá bắt đầu vàng đi và rụng vào cuối Thu và đầu mùa Đông. Những cây này nên treo ngang hay ngược để khỏi bị đọng nước trong chậu, dồn nhựa cây lên ngọn và sẽ cho nhiều hoa hơn. Nhưng các cây lan Dendrobium xanh lá quanh năm như: Den amabile, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum v.v... vẫn phải tưới nước, nhưng vì cây không mọc cho nên không cần tưới nhiều nước, nghĩa là tưới khoảng 1 lần mỗi tuần lễ hay 10 ngày một lần. Tuy vậy phải tùy theo khí hậu khô hay ẩm ướt, không nên để quá khô làm cho thân, bẹ hay củ nhăn nheo.
Có nhiều giống lan như Cymbidium, Laelia v.v... từ khi đâm nụ cho tới khi nở hoa cũng phải vài ba tháng vì vậy chớ nên nóng lòng vội vã. Cattleya có nhiều giống nụ đã thàanh hình trong vỏ bọc hay lưỡi mèo (sheath) nhưng đợi tới mùa mới nở. Hãy để ý nếu thấy vỏ bọc úa vàng hãy xé theo chiều dọc để không khí và độ ẩm thấm vào nụ hoa, nếu không nụ sẽ bị thui chột.
Những loài lan như Cynoches, Catasetum, Chysis v.v... vào thời gian này lá đã rụng hết, cần phải để khô hoàn toàn nếu không sẽ bị thối củ. Lấy cây ra khỏi chậu rũ bỏ các chất trồng, treo ngược cây xuống thỉnh thoảng phun nước cho khỏi teo lại. Khi nào thấy cây nhú mầm sẽ trồng trở lại, tưới rất ít cho đến khi cây non đã nhú mầm hoa mới tưới và bón phân.
Vào thời gian này, ban đêm nếu không lạnh dưới 60°F hay 15°C trong vòng 6 tuần lễ hay hơn nữa các loài lan như Cymbidium, Dendrobium rụng lá và Paphiopedilum khó lòng ra hoa.
Những mầm non mọc trái mùa tức là mọc vào mùa Thu, nên cắt bỏ để cho cây ra nhiều hoa, bởi vì nhưng cây này không thể lớn mạnh được vì lạnh lẽo và thiếu nước. Những chồi hoa mọc muộn và nhỏ quá cũng nên cắt bỏ, để cho các chồi hoa khác được khỏe mạnh và nhiều hoa hơn.
3. NỞ HOA (blooming period)
Đây là thời kỳ chuẩn bị để ra hoa, nếu dùng phân bón 30-10-10 nên đổi sang loại có chỉ số Nitrogen thấp như 10-30-20 hay 10-50-20. Nếu dùng phân 20-20-20 hay 15-15-15 không cần phải thay đổi. Nếu vẫn bón nhiều phân có nhiều chất đạm, Nitrogen (N) cao, tưới nhiều nước, cây lan sẽ bị thối rễ, lá sẽ bị rụng và nụ hoa sẽ bị thui. Vào giai đoạn này cây lan cần có nhiều cần có nhiều chất Phosphorus để cho nhiều hoa và không cần đến nhiều lá hay Nitrogene nữa.
Nếu chúng ta vẫn cứ bón với phân 30-10-10, cây sẽ tiếp tục ra lá và mọc thêm cây con (keiki, plantlets) trường hợp này thường thấy ở các loài Dendrobium, Phalaenopsis. Còn các loài khác như Cattleya, Cymbidium, Oncidium v.v... có thể sẽ ra mầm non, những cây non này ra trái mùa này sẽ không mạnh khỏe, èo uột không lớn được và khó lòng có hoa, những mầm này nên cắt bỏ.
Bớt tưới nước nhưng không có nghĩa là để quá khô làm cho củ bẹ nhăn nhúm lại. Thời gian này cần phải tăng thêm độ ẩm. Chúng ta khó lòng tưới bón tất cả các loài lan giống y như nhau. Những giống lan rụng lá khi ra hoa như Dendrobium anosmum, Den. aphyllum v.v... lá bắt đầu vàng đi và rụng vào cuối Thu và đầu mùa Đông. Những cây này nên treo ngang hay ngược để khỏi bị đọng nước trong chậu, dồn nhựa cây lên ngọn và sẽ cho nhiều hoa hơn. Nhưng các cây lan Dendrobium xanh lá quanh năm như: Den amabile, Den. farmeri, Den. thyrsiflorum v.v... vẫn phải tưới nước, nhưng vì cây không mọc cho nên không cần tưới nhiều nước, nghĩa là tưới khoảng 1 lần mỗi tuần lễ hay 10 ngày một lần. Tuy vậy phải tùy theo khí hậu khô hay ẩm ướt, không nên để quá khô làm cho thân, bẹ hay củ nhăn nheo.
Có nhiều giống lan như Cymbidium, Laelia v.v... từ khi đâm nụ cho tới khi nở hoa cũng phải vài ba tháng vì vậy chớ nên nóng lòng vội vã. Cattleya có nhiều giống nụ đã thàanh hình trong vỏ bọc hay lưỡi mèo (sheath) nhưng đợi tới mùa mới nở. Hãy để ý nếu thấy vỏ bọc úa vàng hãy xé theo chiều dọc để không khí và độ ẩm thấm vào nụ hoa, nếu không nụ sẽ bị thui chột.
Những loài lan như Cynoches, Catasetum, Chysis v.v... vào thời gian này lá đã rụng hết, cần phải để khô hoàn toàn nếu không sẽ bị thối củ. Lấy cây ra khỏi chậu rũ bỏ các chất trồng, treo ngược cây xuống thỉnh thoảng phun nước cho khỏi teo lại. Khi nào thấy cây nhú mầm sẽ trồng trở lại, tưới rất ít cho đến khi cây non đã nhú mầm hoa mới tưới và bón phân.
Vào thời gian này, ban đêm nếu không lạnh dưới 60°F hay 15°C trong vòng 6 tuần lễ hay hơn nữa các loài lan như Cymbidium, Dendrobium rụng lá và Paphiopedilum khó lòng ra hoa.
Những mầm non mọc trái mùa tức là mọc vào mùa Thu, nên cắt bỏ để cho cây ra nhiều hoa, bởi vì nhưng cây này không thể lớn mạnh được vì lạnh lẽo và thiếu nước. Những chồi hoa mọc muộn và nhỏ quá cũng nên cắt bỏ, để cho các chồi hoa khác được khỏe mạnh và nhiều hoa hơn.
3. NỞ HOA (blooming period)
Den. apphylum |
Den. apphylum |
Bắt đầu vào cuối mùa Đông, đầu Xuân cây bắt đầu nhú nụ
và nở hoa. Thời gian này lan cần đến nước nhưng không cần quá nhiều, trời còn
lạnh cho nên nếu tưới nhiều nước có thể làm cho rễ bị thối vì úng nước. Vào
thời gian này tùy theo nhiệt độ và chậu lớn hay nhỏ mà tưới nước. Nếu nhiệt độ trên
60°F hay 15°C, những chậu lớn trên 1 gallon hay 4 lít chỉ cần tưới 1 tuần một
lần, nếu chậu nhỏ có thể tưới 1 tuần 2 lần.
4. DƯỠNG SỨC (Resting period)
Khi hoa bắt đầu tàn hay tối đa là một tháng nên cắt bỏ dò hoa để dưỡng sức cho cây, không nên để trong nhà và để hoa quá lâu nhất là những cây Cymbidium, Phalaenopsis, Dendrobium v.v... Nhiều người đợi đến khi tàn bông hoa cuối cùng mới chịu cắt bỏ, như vậy cây sẽ không đủ sức ra cây non hoặc nếu có cây non cũng không được mạnh mẽ.
Thời gian này các cây lan cần nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị mọc cây non. Tùy theo loài, có loài cần khoảng một hai tuần, có khi một vài tháng. Trong thời gian này chỉ tưới rất ít và không nên bón phân cho lan.
Nguyên tắc chung là như vậy, có một điều là các giống lan lại không mọc hay nở hoa vào cùng một mùa, việc này lai càng khó hơn khi có một vài trăm chậu mà lại để chung cùng một chỗ, do đó chúng ta nên quan sát tình trạng của cây lan mà áp dụng việc tưới nước cũng như bón phân sao cho thích hợp.
4. DƯỠNG SỨC (Resting period)
Khi hoa bắt đầu tàn hay tối đa là một tháng nên cắt bỏ dò hoa để dưỡng sức cho cây, không nên để trong nhà và để hoa quá lâu nhất là những cây Cymbidium, Phalaenopsis, Dendrobium v.v... Nhiều người đợi đến khi tàn bông hoa cuối cùng mới chịu cắt bỏ, như vậy cây sẽ không đủ sức ra cây non hoặc nếu có cây non cũng không được mạnh mẽ.
Thời gian này các cây lan cần nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị mọc cây non. Tùy theo loài, có loài cần khoảng một hai tuần, có khi một vài tháng. Trong thời gian này chỉ tưới rất ít và không nên bón phân cho lan.
Nguyên tắc chung là như vậy, có một điều là các giống lan lại không mọc hay nở hoa vào cùng một mùa, việc này lai càng khó hơn khi có một vài trăm chậu mà lại để chung cùng một chỗ, do đó chúng ta nên quan sát tình trạng của cây lan mà áp dụng việc tưới nước cũng như bón phân sao cho thích hợp.
Bùi Xuân Đáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét