1. Cách trồng, chăm sóc
Trồng và thưởng thức lan – địa lan, người chơi ai cũng biết thời gian chơi thân lá là chính, thông thường kéo dài 10-11 tháng trong năm, thời gian còn lại mới dành cho nụ và hoa.
- Muốn có cây địa lan đẹp thì bạn phải chọn giống, thân củ giả hành tròn mập, lá xanh đủ nước, dày mỏng thùy theo giống, đặc biệt không mang mầm bệnh. Có giống lan đẹp, bạn cần duy trì cho cây phát triển, đủ dinh dưỡng để đẻ mầm và ra hoa đúng thời vụ. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị chất trồng: một phần cát sông rửa sạch, một phần phân hữu cơ trộn vỏ trấu ủ mục diệt khuẩn, một phần xỉ than tổ ong cũ đập vụn, một phần gỗ mục để cả cục to bỏ lọt chậu (nếu tìm được gỗ táu mục là tốt nhất).
- Có đủ chất trồng, ta sàng phân loại theo 3 cỡ hạt. Chậu để trồng địa lan nên tìm mua hoặc đặt chậu có lỗ thoát đáy, đồng thời 1/3 thành chậu tình từ đáy trở lên có hàng lỗ thông gió, tọa sự thoáng khí cho bộ rễ địa lan.
- Tiến hành trồng cây theo trình tự xếp chất trồng, cho cỡ hạt to nhất xuống lớp dưới rồi đến lớp nhỡ. Cây sau khi vệ sinh bộ rễ, sát khuẩn vết cắt, phơi trong bóng râm 1-2 giờ, ta đặt cây lên bề mặt chất trồng lớp nhõ sao cho khi cây phát triển, mầm dưới hướng vào tâm chậu, tạo sự cân đối cho chậu cây khi hoàn thiện. Ta xúc chất trồng mịn nhỏ đổ nhẹ vào xung quanh gốc cây, vỗ nhẹ miệng chậu để các hạt nhỏ lấp kín chỗ hổng quanh gốc tạo điều kiện cho bộ rễ tiếp xúc tốt nhất với chất trồng và hút dinh dưỡng. Lưu ý, củ gải hành sau khi trồng phải nổi lên 1/3 trên mặt đất, trồng xong tưới đủ nước, để trong mái che mưa và che 70-80% nắng. Sau khi ổn định ta tưới nước đủ ẩm, khô mới tưới, chủ động tưới, không để chậu ngoài trời mưa.
- Kiểm tra, lau rửa lá theo định kì 15 ngày 1 lần, mục đích là kiểm tra phát hiện sớm mầm bệnh, làm sạch lá, lá bóng đẹp, dễ quang hợp, khi lau phải giữ gốc tàu lá.
- Đối với phân để tưới địa lan, ta lấy 5kg ốc sên ngâm 20 lít nước sạch, pha thêm 1kg than hoa nghiền vụn, đạy kín để một năm, sau đó gạn lấy nước trong pha tỉ lệ 1/20, pha thêm thuốc diệt khuẩn tưới theo định kì 15 ngày 1 lần. Muốn duy trì nước tưới trên, ta phải ngâm 2-3 thùng chuẩn bị.
2. Trừ bệnh cho địa lan
Trồng, chăm sóc cẩn thận là vậy, nhưng bệnh hại còn đáng ngại hơn, vì cây bị bệnh giá trị kinh tế suy giảm, nguy cơ lây bệnh cho cả vườn cao, giá trị thưởng thức giảm đi nhiều lần. Tôi có kinh nghiệm chữa 2 loại bệnh, xin nêu ra đây để các bạn có thể tham khảo:
- Bệnh rệp vảy: kí sinh trên lá, hút dịch lá làm lá vàng, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm phẩm cấp chậu cây. Ta dùng PENDONA (thuốc tẩm mùng màn) pha đúng tỉ lệ, phun 7 ngày/1 lần, chọn ngày nắng phu thuốc, chỉ cần phun 3 lần là sạch bệnh.
- Bệnh nhiệt thán (đốm nâu), bệnh hại phát triển trên mặt lá, lan rộng gấy chết cây cao, lây lan nhanh. Ta dùng thuốc LERVIL pha theo hướng dẫn phun vào ngày trời mát, phun phòng bệnh theo định kì 1 tháng 1 lần.
Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút trong quá trình trồng, chăm sóc địa lan, tôi muốn gửi tới các bạn chơi, có điều gì chưa đúng, mong được chỉ giáo. Chúc các bạn luôn có một vườn lan đẹp.
Trồng và thưởng thức lan – địa lan, người chơi ai cũng biết thời gian chơi thân lá là chính, thông thường kéo dài 10-11 tháng trong năm, thời gian còn lại mới dành cho nụ và hoa.
- Muốn có cây địa lan đẹp thì bạn phải chọn giống, thân củ giả hành tròn mập, lá xanh đủ nước, dày mỏng thùy theo giống, đặc biệt không mang mầm bệnh. Có giống lan đẹp, bạn cần duy trì cho cây phát triển, đủ dinh dưỡng để đẻ mầm và ra hoa đúng thời vụ. Để làm được điều đó, bạn cần chuẩn bị chất trồng: một phần cát sông rửa sạch, một phần phân hữu cơ trộn vỏ trấu ủ mục diệt khuẩn, một phần xỉ than tổ ong cũ đập vụn, một phần gỗ mục để cả cục to bỏ lọt chậu (nếu tìm được gỗ táu mục là tốt nhất).
- Có đủ chất trồng, ta sàng phân loại theo 3 cỡ hạt. Chậu để trồng địa lan nên tìm mua hoặc đặt chậu có lỗ thoát đáy, đồng thời 1/3 thành chậu tình từ đáy trở lên có hàng lỗ thông gió, tọa sự thoáng khí cho bộ rễ địa lan.
- Tiến hành trồng cây theo trình tự xếp chất trồng, cho cỡ hạt to nhất xuống lớp dưới rồi đến lớp nhỡ. Cây sau khi vệ sinh bộ rễ, sát khuẩn vết cắt, phơi trong bóng râm 1-2 giờ, ta đặt cây lên bề mặt chất trồng lớp nhõ sao cho khi cây phát triển, mầm dưới hướng vào tâm chậu, tạo sự cân đối cho chậu cây khi hoàn thiện. Ta xúc chất trồng mịn nhỏ đổ nhẹ vào xung quanh gốc cây, vỗ nhẹ miệng chậu để các hạt nhỏ lấp kín chỗ hổng quanh gốc tạo điều kiện cho bộ rễ tiếp xúc tốt nhất với chất trồng và hút dinh dưỡng. Lưu ý, củ gải hành sau khi trồng phải nổi lên 1/3 trên mặt đất, trồng xong tưới đủ nước, để trong mái che mưa và che 70-80% nắng. Sau khi ổn định ta tưới nước đủ ẩm, khô mới tưới, chủ động tưới, không để chậu ngoài trời mưa.
- Kiểm tra, lau rửa lá theo định kì 15 ngày 1 lần, mục đích là kiểm tra phát hiện sớm mầm bệnh, làm sạch lá, lá bóng đẹp, dễ quang hợp, khi lau phải giữ gốc tàu lá.
- Đối với phân để tưới địa lan, ta lấy 5kg ốc sên ngâm 20 lít nước sạch, pha thêm 1kg than hoa nghiền vụn, đạy kín để một năm, sau đó gạn lấy nước trong pha tỉ lệ 1/20, pha thêm thuốc diệt khuẩn tưới theo định kì 15 ngày 1 lần. Muốn duy trì nước tưới trên, ta phải ngâm 2-3 thùng chuẩn bị.
2. Trừ bệnh cho địa lan
Trồng, chăm sóc cẩn thận là vậy, nhưng bệnh hại còn đáng ngại hơn, vì cây bị bệnh giá trị kinh tế suy giảm, nguy cơ lây bệnh cho cả vườn cao, giá trị thưởng thức giảm đi nhiều lần. Tôi có kinh nghiệm chữa 2 loại bệnh, xin nêu ra đây để các bạn có thể tham khảo:
- Bệnh rệp vảy: kí sinh trên lá, hút dịch lá làm lá vàng, ảnh hưởng đến quang hợp, giảm phẩm cấp chậu cây. Ta dùng PENDONA (thuốc tẩm mùng màn) pha đúng tỉ lệ, phun 7 ngày/1 lần, chọn ngày nắng phu thuốc, chỉ cần phun 3 lần là sạch bệnh.
- Bệnh nhiệt thán (đốm nâu), bệnh hại phát triển trên mặt lá, lan rộng gấy chết cây cao, lây lan nhanh. Ta dùng thuốc LERVIL pha theo hướng dẫn phun vào ngày trời mát, phun phòng bệnh theo định kì 1 tháng 1 lần.
Trên đây là một số kinh nghiệm đúc rút trong quá trình trồng, chăm sóc địa lan, tôi muốn gửi tới các bạn chơi, có điều gì chưa đúng, mong được chỉ giáo. Chúc các bạn luôn có một vườn lan đẹp.
Lê Hồng Quảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét